Chữ Mường

Tiếng Mường đã có từ hàng ngàn năm. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết là người Mường và người Việt (Kinh) có chung nguồn gốc nhưng do sống trên vùng núi tách biệt thành thị nên ít bị Hán hóa. Ngôn ngữ Mường có nhiều từ giống tiếng Việt, ví dụ người Việt nói "mưa" thì người Mường cũng nói là "mưa", người Việt nói " ăn cơm" thì tiếng Mường cũng là " ăn cơm" , tiếng Việt " mệt lắm" thì tiếng Mường " nhọc lắm", tiếng Việt " bà" thì tiếng Mường "mệ" ( giống Huế không ?). Người Mường không có chữ riêng nên vẫn được viết gần giống chữ Việt (có sử dụng chữ w, j, z), ví dụ câu tiếng Việt "cơn mưa đùng đùng kéo đến" thì viết thành câu tiếng Mường là " khỗ mưa tùng tùng ti ãi". Hay tiếng Việt " anh yêu em" thì tiếng Mường là " Tứa ưa ún" . Vậy thì khi người Kinh muốn học tiếng Mường hầu như chỉ cần học ngữ vựng.
Ngày 27/10/2016 UBND tỉnh Hòa Bình đưa ra kế hoạch triển khai bộ chữ dân tộc Mường số 118/KH-UB và chỉ 14 tháng sau ( nhanh hơn nghiên cứu của Bùi Hiền nhiều) ngày 13/12/2017 tỉnh đã tổ chức nghiệm thu bộ gõ chữ Mường và ngày 21/3/2018 tổ chức bàn giao, cho phép ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
Báo Hòa Bình online vì thế có 3 phiên bản: Tiếng Việt, Tiếng Mường, English. Nhưng khi chọn phiên bản Tiếng Mường thì đọc vào không thấy tiếng Mường, không thấy từ vựng Mường, chỉ thấy tiếng Việt được viết theo bộ gõ chữ Mường nêu trên, giống như chữ Việt được viết theo quy ước khác !! Do đó khi đọc dù thấy khó nhưng người kinh vẫn đọc hiểu, mọi người hãy thử đi. Nếu đó thật sự là tiếng Mường và viết bằng chữ Mường thì chắc chắn chúng ta không hiểu gì đâu. Tóm lại đây là tiếng Việt viết bằng chữ Mường, hay nói cách khác là tiếng Việt viết bằng thứ chữ khác dù không phải chữ Bùi Hiền. Bạn có thấy làm việc vô ích và khó hiểu không?
Người Kinh đọc vào thì kinh khiếp ngỡ gặp Bùi Hiền, người Mường nhìn vào thì cũng đọc không được, khi tra cứu đọc được rồi thì sẽ nói : mầy cứ viết tiếng Việt tao đọc dễ hơn.
Cũng may phiên bản English không có " no star where" .

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vài dòng về ngôn ngữ