Việt Nam trong dòng chảy thế giới



Đông Sơn từng là công xưởng sản xuất đồ đồng của cả khu vực Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nhờ kỷ thuật hợp kim nên sản lượng đúc cao, hoa văn sắc nét và đúc được sản phẩm kích thước lớn. Ngoài trống đồng là các sản phẩm trang sức, tượng, công cụ lao động và binh khí.Nhờ công nghệ sản xuất vũ khí, chứ không phải là nhờ thần Kim Qui, mà An Dương Vương giữ được bờ cõi. Đến khi Nam Việt của Triệu Đà đánh cắp được công nghệ thì mới thôn tính Âu Lạc thành công.
📷Lẫy nỏ và tên
Năm 1371 Hồ Quí Ly tham gia làm quan nhà Trần và người ta cho rằng chính Hồ Quí Ly đề xuất ra tiền giấy đầu tiên của nước ta vào năm 1396. Năm 1400 Hồ Quí Ly chiếm ngôi nhà Trần. Khi thế giới bắt đầu chế tạo ra những khẩu đại bác sơ khai tại Âu châu thì tại nước ta Hồ Nguyên Trừng cũng cho ra đời các loại súng cầm tay và súng thần công. Năm 1407 nhà Minh lấy danh nghĩa phù Trần diệt Hồ đánh bại Hồ Hán Thương, bắt Hồ Nguyên Trừng (anh vua Hồ Hán Thương). Sau khi nhà Lê đánh đuổi được quân Minh thì Hồ Nguyên Trừng được tha, ở lại làm quan và sản xuất hàng trăm ngàn súng thần công cho nhà Minh (căn cứ vào số series).Sự suy vi của nhà Trần là do kiệt quệ sau 3 cuộc chiến tranh với Mông Cổ, còn sự thất bại của nhà Hồ là do mất lòng dân.Quân Lam Sơn dù không có kỷ sư Hồ Nguyên Trừng vẫn tiếp tục phát triển số lượng súng lớn và hiện đại hơn giúp đánh bại nhà Minh và dành độc lập.Nhà Lê, nhất là thời Lê Thánh Tông trang bị vũ khí rất mạnh bao gồm súng thần công và súng cầm tay. Khi xuất khẩu súng cho nhà Minh thì nhà Lê đã sử dụng súng như là vũ khí qui ước được mấy chục năm rồi.Nhà Minh nhập khẩu rất nhiều súng từ nhiều nước trong đó đánh giá súng của Giao Chỉ là tốt nhất thế giới.Thế kỷ 17 thì vũ khí VN nổi tiếng không chỉ với TQ mà cả giới quan sát phương tây, được đánh giá hơn hẳn súng Thổ Nhỉ Kỳ vì khả năng bắn liên thanh, giết 2 đến 5 người trong một phát .Cuối đời nhà Minh, súng của nhà Lê và nhà Mạc là phương tiện chiến đấu chính của các lực lượng chống chính quyền ở Quảng Tây, Vân Nam với nhà Minh cũng như giữa nhà Minh và nhà Thanh. Vào thời nhà Mạc, trình độ sản xuất vũ khí rất cao. Có thể thấy trọn vẹn những bộ vũ khí sản xuất cho shogun Nhật để đổi lấy rượu và vải vóc.

📷Ảnh của bảo tàng Rijk - Hà Lan
Bộ vũ khí này được 1 thương nhân Indonesia mua lại và được mang về Hà Lan bởi đô đốc Cornelis Tromp hiện trưng bày tại bảo tàng Rijks Hà Lan.
Xuyên suốt từ thế kỷ 11 nhà Lý đã áp dụng những chính sách rất tốt là chia ruộng cho nông dân và chính sách hạn điền ( giống như cải cách ruộng đất), nhưng tốt lâu quá trở thành không tốt vì nó khiến cho địa chủ nước ta không hình thành nên tầng lớp tư sản. Sự phát triển bờ cõi về phương nam khiến cho ruộng đất thừa thãi, cuộc sống dễ dàng, nền nông nghiệp không bị áp lực bởi tài nguyên, thiếu động lực để phát triển kỷ thuật. Chính quyền phong kiến trung ương tập quyền quá hiệu quả giới hạn sự phát triển của tầng lớp tư sản, vì vậy chỉ có quí tộc mới giàu.
Khác với phương đông, quí tộc phương tây nghèo hơn và giới tư sản có tiền, con cái được học hành nên không cam chịu sự cai trị của giai cấp phong kiến. Năm 1712 máy hơi nước ra đời, khởi nguồn cho cách mạng công nghiệp ở phương tây. Phong kiến phương đông từng hùng mạnh hơn phong kiến phương tây đã dần trở nên lạc hậu.
Thếkỷ 18, quân Tây Sơn có đội tàu hàng ngàn chiếc trong đó những chiếc lớn trang bị 50 - 60 khẩu pháo, vài chục voi và 600 - 700 lính. Ưu điểm của kỷ thuật tàu Tây Sơn mà đã được hải quân hoàng gia Anh áp dụng là chia ra nhiều khoang độc lập nên khi va phải đá, bị thủng tàu vẫn không chìm. Đến thời nhà Nguyễn còn được trang bị thêm vũ khí tây phương.
Khi Pháp tấn công thành Gia Định, trong thành có 200 khẩu đại bác, 100 tấn đạn, 20.000 súng cầm tay, 80.000 tấn gạo, tiền mặt 130.000 fr,..tổng trị giá khoảng 20 triệu fr (Có thể so sánh, một dây chuyền sản xuất vũ khí của Pháp lúc đó trị giá 20.000 fr). Thế nhưng các quan của ta chỉ học văn, không biết làm toán nên pháo toàn bay qua đầu quân Pháp. Trong trận đánh Đà nẵng, lệnh điều động của vua đến trễ hoặc không được chấp hành nên không tập kết đủ quân, bị xé lẻ nên mất nhiều đồn biển.Trận Kỳ Hòa ta có 32.000 quân, Pháp có 2.000 quân, ta chết 500 (1,5%), Pháp chết 250 (12.5%). Vậy mà ta bỏ chạy, đầu hàng, khiến Pháp được nước lấn tới.
Sự thất bại của nhà Nguyễn là điển hình của sự thất bại của chủ nghĩa phong kiến trước chủ nghĩa tư bản.
VN trong thời gian Pháp thuộc và miền nam trong thời VNCH đã manh nha nên tầng lớp tư sản Việt. Thế nhưng giữa thế kỷ 20, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã hoàn thành và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã diễn ra từ thập niên 1970 mà chính sách cải cách ruộng đất ở miền bắc và sau này là cải tạo và đánh tư sản ở miền nam đã xóa tan mọi thành quả, kinh tế VN trở về phương thức sản xuất phong kiến cho đến khi đổi mới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chữ Mường

Hoài niệm lịch sử