Tiếng Mường đã có từ hàng ngàn năm. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết là người Mường và người Việt (Kinh) có chung nguồn gốc nhưng do sống trên vùng núi tách biệt thành thị nên ít bị Hán hóa. Ngôn ngữ Mường có nhiều từ giống tiếng Việt, ví dụ người Việt nói "mưa" thì người Mường cũng nói là "mưa", người Việt nói " ăn cơm" thì tiếng Mường cũng là " ăn cơm" , tiếng Việt " mệt lắm" thì tiếng Mường " nhọc lắm", tiếng Việt " bà" thì tiếng Mường "mệ" ( giống Huế không ?). Người Mường không có chữ riêng nên vẫn được viết gần giống chữ Việt (có sử dụng chữ w, j, z), ví dụ câu tiếng Việt "cơn mưa đùng đùng kéo đến" thì viết thành câu tiếng Mường là " khỗ mưa tùng tùng ti ãi". Hay tiếng Việt " anh yêu em" thì tiếng Mường là " Tứa ưa ún" . Vậy thì khi người Kinh muốn học tiếng Mường hầu như chỉ cần học ngữ vựng.
Ngày 27/10/2016 UBND tỉnh Hòa Bình đưa ra kế hoạch triển khai bộ chữ dân tộc Mường số 118/KH-UB và chỉ 14 tháng sau ( nhanh hơn nghiên cứu của Bùi Hiền nhiều) ngày 13/12/2017 tỉnh đã tổ chức nghiệm thu bộ gõ chữ Mường và ngày 21/3/2018 tổ chức bàn giao, cho phép ứng dụng trên địa bàn tỉnh.
Báo Hòa Bình online vì thế có 3 phiên bản: Tiếng Việt, Tiếng Mường, English. Nhưng khi chọn phiên bản Tiếng Mường thì đọc vào không thấy tiếng Mường, không thấy từ vựng Mường, chỉ thấy tiếng Việt được viết theo bộ gõ chữ Mường nêu trên, giống như chữ Việt được viết theo quy ước khác !! Do đó khi đọc dù thấy khó nhưng người kinh vẫn đọc hiểu, mọi người hãy thử đi. Nếu đó thật sự là tiếng Mường và viết bằng chữ Mường thì chắc chắn chúng ta không hiểu gì đâu. Tóm lại đây là tiếng Việt viết bằng chữ Mường, hay nói cách khác là tiếng Việt viết bằng thứ chữ khác dù không phải chữ Bùi Hiền. Bạn có thấy làm việc vô ích và khó hiểu không?
Người Kinh đọc vào thì kinh khiếp ngỡ gặp Bùi Hiền, người Mường nhìn vào thì cũng đọc không được, khi tra cứu đọc được rồi thì sẽ nói : mầy cứ viết tiếng Việt tao đọc dễ hơn.
Cũng may phiên bản English không có " no star where" .
9/07/2018
7/16/2014
Hoài niệm lịch sử
Trung quốc có 56 dân tộc thì riêng tại tỉnh Vân nam có đến 25 dân tộc, không kể những dân tộc có số lượng dưới 5.000 người nên không được công nhận. Người dân tộc thiểu số chiếm gần 40% dân số của tỉnh này.Nơi đây đã khai quật được và xác định hoá thạch người cổ nhất của Trung quốc. Khu vực hồ Điền Trì từng là trung tâm sản xuất đồ đồng bao gồm cả trống đồng với chất liệu đồng pha thiếc. Đến thời kỳ Hán –Sở tranh hùng thì nước Sở tiến vào khu vực này, khởi đầu lịch sử di cư và ảnh hưởng văn hoá Hán. Người dân tộc Dao lại là một trường hợp một dân tộc gần với Hán tộc nhưng đã H’Mong hoá.
Khoảng 2000 năm trước công nguyên, tại lưu vực sông Hồng, sông Mã và sống Cả đã có một nền văn hoá Tiền Đông Sơn ( Phùng Nguyên, Đồng Dậu, Gò Mun ). Đến cuối thời đại đồng thau thì kỷ thuật đúc đồng ở đây đạt đỉnh cao được thế giới biết được với văn hoá Đông Sơn .
Cư dân Đông Sơn đã sử dụng hợp kim đồng – thiếc – chì để giãm nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẻo nên có thể tăng kích thước sản phẩm, tăng độ sắc sảo và tăng sản lượng. Từ đó Đông Sơn trở nên công xưởng sản xuất đồ đồng cho khu vực lân cân như Nam Trung quốc và Đông Nam Á. Ngoài trống đồng, sản phẩm của Đông Sơn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu: thạp, thố, giáp, lao, kiếm, dao, tấm giáp che ngực, bao tay, bao chân, dao găm, lẫy nỏ, lưỡi cày, rìu, xẻng, thuổn, dũa, quả cân, đèn, lọ đốt trầm, chuông, lục lạc, vòng trang sức, thắt lưng, trâm cài, tượng, đồ gốm,..Tất cả đều được trang trí hoa văn rất đẹp gồm hoa văn kỷ hà và hoa văn miêu tả cuộc sống.
Cuối thời kỳ đồ đồng và bắt đầu chuyển qua thời kỳ đồ sắt thì hoa văn trên đồ đồng Đông Sơn cũng giãm bớt, đơn giản hoá và thiên về cách điệu hoá và xuất hiện một số đồ sắt hoặc đồ đồng sắt tiếp hợp như kiếm cán đồng lưỡi sắt.
Ông Nishimura Masanari, nhà khảo cổ người Nhật là người phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng duy nhất từ trước đến nay, có niên đại khoảng thế kỷ 1-3 sau Công nguyên. Điều này cho thấy, trống đồng được đúc ra từ chính Việt Nam,chứ không phải từ nơi khác mang đến. Không những vậy, ông cùng đồng nghiệp Việt Nam đã phát hiện các khuôn đúc mũi tên tại Luy Lâu. Điều này chứng tỏ mũi tên có niên đại thời kỳ An Dương Vương được sản xuất tại chỗ.
Ở Lạc Việt, sau thời kỳ các vua Hùng thành lập nước Văn Lang thì Âu Lạc là nhà nước thứ hai với An Dương Vương. Tại vùng Quảng Đông thì Triệu Đà lập nên nước Nam Việt trước cả khi nhà Hán ra đời. Đến đời Tần Thủy Hoàng thì Triệu Đà thần phục và xin Tần Thủy Hoàng cho 500.000 người Trung Nguyên di cư xuống phía Nam để đồng hóa Bách Việt. Khi Tần Thủy Hoàng chết thì Triệu Đà giết hết các quan nhà Tần tại chổ và thay bằng người của mình.
Trình độ phát triển của Âu lạc lúc đó cao hơn Nam Việt của Triệu Đà nên Triệu Đà phải dùng mưu kế Trọng Thủy để học hỏi Âu Lạc. Sau đó Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc của An Dương Vương. Đến khi Lưu Bang lập nhà Tây Hán thì Triệu Đà lại thần phục nhà Hán. Hiện nay tại Quảng Châu vẩn còn di tích nền thành cổ của Nam Việt và có bảo tàng nước Nam Việt trưng bày nhiều ấn tín, giáp trụ, đồ sành sứ.. và đặc biệt có các mũi tên của Âu Lạc. Người nối dõi Triệu Đà là cháu nội Triệu Đà và theo vài sử liệu thì là con của Trọng Thủy. Lăng mộ của Triệu Văn Vương được phát hiện năm 1983, nằm ở độ sâu 20 m dưới Tượng Cương sơn ở Quảng Châu khi người ta đào móng để xây dựng một khách sạn, và nó đã được khai quật. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa thì toàn thể các châu quận kể cả vùng Nam Việt đều hưởng ứng dưới cờ của Hai Bà. Nhưng trong các cuộc khởi nghĩa sau này thì chỉ giành được độc lập cho Âu Lạc. Hiên nay ở Trung Quốc người ta vẩn gọi tỉnh Quảng Đông là tỉnh Việt. Và họ nói Việt Nam đương nhiên là có liên quan đến Việt !
Khi Triệu Đà thần phục nhà Hán là bắt đầu thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ nhất đồ đồng Đông Sơn dần dần bị ảnh hưởng văn hoá Hán và ngược lại nhiều vật dụng của người Hán lại có nét hoa văn của Đông Sơn. Với chính sách tàn phá văn minh bản địa và bắt thợ thủ công về phục vụ cho chính quốc, văn hoá Đông Sơn đã chấm dứt sau cuộc khởi nghĩa của 2 bà khoảng 200 năm.
Trở lại Vân Nam: Phía Tây Bắc của tỉnh này là Tây Tạng, phía Tây là Myanmar, phía Nam là Lào và Đông Nam giáp với các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang của Việt Nam, nội địa giáp với Tứ Xuyên, Quí Châu và Quảng Tây. Dân tộc thiểu số có các nhóm chính: nhóm ngôn ngữ Tạng, nhóm ngôn ngữ Miến, nhóm ngôn ngữ Thái, nhóm ngôn ngữ Mông.
Người Thái sống trãi rộng từ Bắc Miến Điện, Vân Nam, Quảng Tây, dọc theo Châu Giang đến tận Đài Loan và đảo Hải Nam. Người dân tộc Lâm Cao ở đảo Hải Nam, người Lạp Già ở Quảng Tây là người gốc Hán nhưng bị đồng hoá nên nói tiếng Thái cổ. Dân tộc Shan ở bang Shan của Myanmar là một chi của người Thái và được TQ lợi dụng để gây mất ổn định ở Myanmar.
Người Thái đã lần lượt thành lập vương quốc Nam Chiếu rồi Đại lý có lảnh thổ bao gồm Vân Nam, Quí Châu, Tây Nam Tứ Xuyên, Bắc Miến Điện, Bắc Lào và một số khu vực ở Tây Bắc Việt Nam. Một số bộ tộc Thái đã bắt đầu di dân về phương Nam đến định cư trên lảnh thổ phía Bắc của vương quốc Khmer có thể là từ thế kỷ thứ 8 do chiến tranh với nhà Hán, nhưng đến thế kỷ 13 Đại Lý mới thực sự mất nước do Mông Cổ tấn công và chiếm giử trong 130 năm. Khi đế quốc Mông Cổ suy tàn thì đất này bị nhà Minh đánh chiếm. Từ khi bị mất nước thì người Thái di cư về phương Nam thành lập nước Lào và nước Thái hiện nay.
Nam Lào và Bắc Thái Lan và Bắc Cambodia hiện nay trước kia là lảnh thổ Chân Lạp, tiền thân của đế chế Khmer. Thậm chí có thời kỳ người Thái đã chiếm giử luôn khu đền tháp Angkor. Ngày nay khu đền Angkor của Cambodia thuộc tỉnh Siemreap và Siemreap có nghĩa là “ đánh đuổi người Siêm”. Còn Đông Nam Thái Lan, Nam Cambodia và một phần Tây Nguyên và Nam Việt Nam trước kia là thuộc về vương quốc Phù Nam.
Khi người Thái chiếm thành phố Angkor thì người Khmer chạy về phía Đông Nam, dời đô về Phnom Penh. Một thế kỷ sau thì đến lượt Miến Điện đánh và tạm chiếm thủ đô Ayutthaya của người Thái 15 năm khiến họ phải chạy về Bangkok.
Tuy là kẻ chiếm hữu, nhưng người Thái ở Thái Lan đã chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn minh rực rỡ Khmer và giờ đây văn hoá đã rất khác với người Thái còn sinh sống ở Vân Nam và Việt Nam.
Phù Nam là một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, trãi dài từ Nam Thái Lan, Nam Cambodia, trọn vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long, lên Lâm Đồng và có thể kéo dài đến Quảng Nam trước khi khu vực ven biển Nam Trung bộ thuộc về vương quốc Chăm Pa.
Tại vị trí huyện Thoại Sơn ( An Giang) hiện nay, trước đây là hải cảng Óc Eo với hệ thống kênh đào qua tận kinh đô của Phù Nam nay thuộc địa phận Takeo của Cambodia. Sự thịnh vượng của Óc Eo do nó nằm trên trục thương mại trên biển chiến lược với Ấn Độ, Mã Lai và Trung quốc. Vai trò của Óc Eo có thể so sánh với Singapore hiện nay. Cùng với Óc Eo là cảng Sa Huỳnh phát triển giao thương rực rở và có giao lưu văn hoá với các vùng đất thuộc Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines ngày nay. Người ta đã tìm thấy nhiều đồng tiền La Mã tại di chỉ Óc Eo và tìm thấy nhiều bình đựng nước mắm ở Địa Trung Hải.
Ngôn ngữ của người Phù Nam thuộc ngữ hệ Mã Lai - Nam Đảo, giống với người Chăm, Ê Đê, Gia Rai,. Trang phục cũng giống người Tây Nguyên. Chữ viết là chử Phạn, tôn giáo Bà La Môn và Phật. Theo nghiên cứu, tượng Bà Núi Sam thực chất là một tượng Bà La Môn của người Phù Nam để lại.
Đến thế kỷ thứ 6 thì Phù Nam suy yếu vì không chú trọng phát triển vùng nông thôn, đồng bằng, công tác thuỷ nông không được coi trọng, lụt lội của sông Mê Kông khiến nhiều vùng đồng bằng phì nhiêu thành đầm lầy, làng mạc tiêu điều và đến thế kỷ thứ 7 Phù Nam thần phục Chân Lạp và thường được gọi là Thuỷ Chân Lạp để phân biệt với Lục Chân Lạp là vương quốc Chân Lạp gốc.
Mặc dù áp đặt quyền lực được nhưng trên thực tế việc cai quản vùng lãnh thổ mới bồi lấp nhiều sình lầy đối với Chân Lạp vô cùng khó khăn, việc khai khẩn đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực mà dân Chân lạp ít ỏi lại chỉ quen khai thác đất cao nên trên thực tế vẩn giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
Sự không thích ứng với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá với Chân Lạp, chiến tranh liên miên với Chân Lạp và Chăm Pa làm Phù Nam suy yếu. Thêm nữa, sự bồi lấp của khu vực bán đảo Cà Mau khiến cho hải cảng Óc Eo mất lợi thế và dần dần Phù Nam tan rã.
Khi đó nhiều vương quốc nhỏ nổi lên thay thế vai trò đế quốc hàng hải của vương quốc này mà nổi bật là vương quốc Srivijaya ở đảo Sumatra và vương quốc Sailendra ở đảo Java thuộc Indonesia ngày nay.
Vào thế kỷ thứ 8 vương quốc Sailendra xâm chiếm toàn bộ Thuỷ Chân Lạp và đưa Lục Chân Lạp vào vị trí chư hầu nhưng đến thế kỷ thứ 9 thì Sailendra từ bỏ vùng đất này. Thuỷ Chân Lạp bị bỏ hoang.
7/06/2014
Vài dòng về ngôn ngữ
Những vùng đất có hệ ngôn ngữ phong phú nhất còn tồn tại và phát triển là Châu Mỹ và các đảo ở Thái Bình Dương. Nghịch lý nhất là lãnh thổ của các sắc dân bản địa đó lại bị các quốc gia “ văn minh” gọi là vùng đất “tìm được” ví dụ như Christophe Colombo tìm ra châu Mỹ.
Ngược lại các quốc gia hiện nay gọi là văn minh thì thường dùng chữ viết và ngôn ngữ của người khác.
Trong khi văn hóa là đa dạng thì văn minh tuy không là nhất thể nhưng cũng có khuynh hướng tiến đến cái chung.
Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và La Tinh đều thuộc ngữ hệ Ý, trong đó đều có nguồn gốc là tiếng La Tinh. Khi đế quốc La Mã sụp đổ thì tiếng La Tinh lùi dần về chỉ còn sử dụng trong giới quí tộc, nhà thờ và giáo hội Roma. Tuy nhiên các danh từ khoa học, triết học,..vẫn được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ phương Tây. Chữ Quốc ngữ Việt hiện nay dùng hệ đọc viết của nhóm này để diễn đạt tiếng nói của mình.(Chữ Nôm là sự kết hợp giữa tượng thanh và tượng hình sẽ nói ở bên dưới).
Tiếng Anh và tiếng Hà Lan có nguồn gốc là tiếng Đức nhưng cũng có 75% từ gốc La Tinh. Nguyên thủy tiếng Đức là tiếng dân tộc, dân gian ( Còn tiếng La Tinh là của trường học và những người có học ). Việc hình thành tiếng Anh là từ người German di cư, người Viking xâm lăng, người Pháp và pha trộn với ngôn ngữ của người bản địa mà thành. Do quá trình hình thành và phát triển phức tạp nên đây là các thứ tiếng rất thiếu chuẩn mực, cùng một nguyên âm nhưng mỗi lúc đọc mỗi khác.
Tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ thứ hai của đế quốc La Mã chủ yếu sử dụng ở Đông La Mã. Ngày nay chỉ còn sử dụng ở cộng đồng người Hy Lạp và nước Hy Lạp. Tuy nhiên nhiều từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Âu châu hiện nay cũng có nguồn gốc Hy Lạp.
Thật ra các chữ tượng thanh có lịch sử lâu đời đều bắt nguồn từ các chữ tượng hình, dần dần người ta thấy rằng không thể diễn tả hết tất cả mọi thứ bằng từng chữ riêng biệt nên người ta chỉ dùng lại một số chữ để tượng thanh và ghép vần nhằm tạo ra tất cả các chữ mà miệng người ta phát âm ra. Đầu tiên để diễn tả ý nghĩa con bò người ta sáng tạo chữ tượng hình Hy Lạp bằng cách vẽ cái đầu con bò. Sau đó ý nghĩa của con bò được bỏ đi và chỉ sử dụng âm của nó và hình thành chữ alpha (α) trong mẩu tự Hy Lạp. Tương tự, ta sẽ có các chữ beta (β ) và gamma (γ)…( Nên bây giờ ta có từ “alphabet” để chỉ các mẩu tự). Sau đó biến đổi thành các mẫu tự A,B, C,… ngày nay. Và các mẫu tự này dùng ghép vần với nhau để tạo nên các thứ chữ cho các loại ngôn ngữ khác nhau.
Chữ số Ấn cổ là nguồn gốc của nhiều thứ chữ số khác:
Hảy xem chữ số Ấn:
Sau đó truyền sang khối Ả Rập rồi vào phương Tây và hình thành nên chữ số hiện nay ta đang dùng.
Đi về phương Đông thì nó biến đổi như thế này:
Đi về phương Đông thì nó biến đổi như thế này:
Và biến đổi thành chữ số Hán tự hiện nay.
Khu vực Trung Á, một phần Đông Âu và Tây Bắc Trung Quốc thì ngôn ngữ điển hình nhất là tiếng Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà ngôn ngữ còn tranh cãi về việc có xếp tiếng Triều Tiên và Nhật Bản vào hệ ngôn ngữ này hay không. Tuy nhiên tại Hàn Quốc thì người ta tự cho mình là có nguồn gốc Mông Cổ và dẫn chứng bằng tỷ lệ cao có dấu hiệu bớt xanh ở mông trẻ em mà y tế thế giới gọi là dấu hiệu Mông Cổ.
Miền Nam TQ gồm các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây và đảo Hải Nam, một vùng rộng lớn giữa sông Dương Tử và Mê Kông là khu vực tiếng nói của người H’Mong. Đây là loại tiếng nói đơn âm và đa thanh điệu.
Hệ ngôn ngữ Nam Á gồm 168 thứ tiếng chủ yếu là 3 thứ tiếng còn có địa vị là tiếng Môn ( Đông Bắc Ấn, Bangladesh, Myanmar), tiếng Khmer ( Cambodia) và tiếngViệt.
Tiếng Việt có sử dụng nhiều từ thuộc vốn từ vựng của tiếng Thái và tiếng Trung. Sự vay mượn chữ Hán xuất phát từ những người hiếm hoi có đi học và được trọng vọng trong chế độ phong kiến ngày xưa và khi sử dụng được gọi là nói chữ, là xổ Nho ( giống như ngày nay nhiều người chúng ta vẫn chêm nhiều từ tiếng Anh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày). Thực chất những ông đồ đó lại không nói được tiếng Trung, không giao tiếp được với người Hán mà chỉ biết nói chữ ( Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy). Điều đó cũng giống như việc học chữ Anh, chỉ học văn phạm mà không luyện giao tiếp thì chẳng thể nào nói được. Cần nhấn mạnh rằng, trong suốt lịch sử của mình, người Việt chưa bao giờ sử dụng tiếng Hán để giao tiếp.
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của người dân từ khi lập quốc. Những từ Hán Việt là từ Hán đọc theo cách, ngữ âm của người Việt (Giống như người Nhật có Kanji đối với từ gốc Hán và Katakana đối với từ gốc nước ngoài khác ). Từ Hán Việt trong chuyên môn có thể lên tới 75%, trong văn tiểu thuyết thì chỉ còn 13%, trong kịch nói còn 9% và trong ngôn ngữ hàng ngày thì thấp hơn.
Trong thời kỳ Bắc thuộc thì sách vở, bia đá bị tiêu hủy, trí thức bị tàn sát hoặc bắt đi nên người Việt không còn chữ viết và phải dùng Hán tự. Nhưng chữ Hán không đủ để diễn tả tên, khái niệm,..của tiếng Việt nên chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm là chữ có cách đọc theo tiếng Việt nhưng dùng chữ Hán ghép gồm yếu tố diễn tả nghĩa và yếu tố diễn tả âm nên người Trung Quốc không đọc được, thậm chí nhiều từ tiếng Nôm không thể dịch ra tiếng Hán được. Đây là một loại chữ viết có ý nghĩa là tượng thanh nhưng hình thức tượng hình nên chưa thoát ra được cơ sở tượng hình.
Chữ Hàn hiện nay thì đúng là chữ tượng thanh (dù thoạt nhìn nhiều người nghĩ là loại chữ tượng hình như chữ Hán). Đây là niềm tự hào của người Hàn và trong những ngày lễ kỷ niệm trong năm của họ có Ngày Chữ Viết.
Một trường hợp khá đặc biệt là Ai Cập. Từng là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, hiện tại chữ viết vẫn tồn tại, di tích, bia đá, lăng tẩm,..vẫn tồn tại, nhưng chữ viết ấy chỉ dùng cho mục đích du lịch, như viết thư pháp, dùng trong các tranh vẽ..để bán cho du khách. Hiện nay Ai Cập dùng chữ và tiếng Ả Rập !
Ưu điểm của tiếng và chữ Việt hiện nay là nói thế nào thì viết thế ấy, nói được thì viết được, và chữ Việt đáp ứng được đầy đủ các từ của người Việt ( Số từ của tiếng Việt gấp 3 lần số từ của tiếng Hoa).
Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, các dân tộc trên thế giới thấy rằng không thể diễn tả hết tất cả mọi thứ bằng từng chữ riêng biệt nên người ta chỉ dùng lại một số chữ hạn chế tượng trưng để tượng thanh và ghép vần để tạo ra tất cả các chữ mà miệng người ta phát âm ra. Khi đó chữ viết tượng thanh văn minh hơn được hình thành bằng cách ghép vần. Duy chữ Hán vẫn lạc hậu nhưng lại có lợi thế của sự lạc hậu: Khi thôn tính dân tộc khác và nước khác, họ áp đặt chữ viết tượng hình chung (độc lập với tiếng nói) nên dù tiếng nói khác nhau nhưng hiểu nhau qua chữ viết ( Bút đàm).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)